This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Người Tây Bắc hiếu khách


Nếu lấy Hà Nội làm trung tâm thì cứ ngược quốc lộ 6 lên phía Tây Bắc là chúng ta sẽ đến được vùng Tây Bắc của tổ quốc, quê hương của những điệu xoè điệu khắp, nơi có rừng hoa ban nở trắng trời. Qua Hoà Bình, qua cái nôi của văn hoá Mường với Bi-Thang-Vàng-Động, leo gần 100 km đèo nữa là tới cao nguyên Châu Mộc, cao 800-1.000 m. Lên tới đây là bước chân vào vùng Tây Bắc, vùng đất mang đậm dấu ấn của văn hoá Thái. 

 

Thực ra đây không phải là vùng đất mà người Thái đặt chân xuống đầu tiên trong cuộc thiên di của mình. Từ thế kỷ XI, theo dòng sông Hồng (Nậm Tao), người Thái đổ bộ xuống Nghĩa Lộ (Mường Lò) rồi từ đó con cháu của Tạo Xuông, Tạo Ngần tiến dần sang các vùng Sơn La, Điện Biên, giáp Lào. Đất ấy, tên Thái là Mường Theng tức là mường trời mà ngày nay chúng ta vẫn đọc trại ra thành Mường Thanh. Lên tới Mộc Châu là nghe tiếng thông reo vi vút với rừng tre rừng vầu ngút ngàn trong sắc trắng hoa ban. Phải chăng chính vì thế mà châu Mộc có tên Thái là Trảng Tre, Trảng Ban (Phiêng Xang, Phiêng Ban)? ấy là nói những năm trước đây, chứ bây giờ hoa ban còn ít lắm. 

Từ cao nguyên Mộc Châu đổ xuống thung lũng Yên Châu rồi vượt qua dãy Chiềng Đông đến Nà Sản về Sơn La. Không thấy hoa ban. Từ Sơn La vượt hơn 30 cây số đèo Pha Đin, nơi ngăn cách giữa trời và đất, nơi bông hoa ban thấm đẫm trong từng câu dân ca Thái để đến Tuần Giáo. Cũng khó gặp hoa ban. Núi rừng hầm hập nóng trong gió Lào của đất Yên Châu, lạnh lẽo và cô quạnh trong mù sương trên đỉnh Pha Đin. Đến lúc này, người ta mới thấy quý bóng cây ban. Hoa Ban mất đi không phải lỗi của người dân nơi đây. Người Thái bảo vệ rừng ban không chỉ vì nó là biểu tượng văn hoá của quê hương họ, mà còn vì chỉ có cây ban mới mọc được nơi đất cằn, độ dốc lớn. Nhờ có cây ban giữ lại mùn mà đất cằn tái sinh, mà nước mưa ngấm vào lòng đất ngăn nhưng cơn lũ ống bất chợt tràn về. Cây ban không cho gỗ, cây ban đun cũng không cháy. Chỉ có bát canh hoa ban cho con trẻ được no lòng khi giáp hạt. 

Luật và tín ngưỡng tôn giáo của người Thái trước đây quy định, bản nào cũng có hai khu rừng hoang dại mang tên rừng kiêng (đông căm) hay rừng ma (đông phi) và một khu rừng cấm chặt phá để bản tổ chức "Ngày hội hái măng" (Há nó pá hẳm). Vì không ai dám chặt phá nên đã giữ được rừng nguyên sinh. Chẳng riêng gì người Thái, cả người Mông trên núi cao, người Khơ Mú, Kháng, La Hả... trong rừng sâu đều tự nguyện tuân theo luật Thái. Bởi đó là quyền lợi lâu dài của tất cả các dân tộc trong vùng.

Cây ban không còn, rừng cũng không còn, gió Lào như những lưỡi lửa vô hình quất vào đá núi. Chiếc khăn piêu rực rỡ không còn che đỡ nổi cái nắng lúc hạ về. Cô gái Thái bây giờ phải mang thêm cái nón của người xuôi. Với những cô gái đã lập gia đình, đầu đã búi tóc (tẳng cẩu), đội cái nón vào trông rất ngộ. Nó mất hẳn đi sự cân đối nhưng vẫn đẹp; nó mong manh như mái nhà sàn chông chênh trên sườn núi, ai đó muốn chở che nhưng lại quá xa vời.

Người Tây Bắc nói chung và người Thái nói riêng sống chân thật, hoà thuận. Trong bản cũng như trong gia đình ít khi to tiếng với nhau. Đặc biệt, hiếm khi thấy bố mẹ đánh đập con cái. Sống đoàn kết và thương yêu nhau là nét chủ đạo trong cuộc sống của người Thái. Tục ngữ Thái có câu: "Một thân không thể ngồi trên nong tự nhấc, không thể ngồi trên gốc tự nhổ" (Phủ điều báu năng đổng hak nho, báu năng to hak cốn). Cho nên khi đói kém, bản Thái và các dân tộc anh em vùng Tây Bắc sẵn sàng chia sẻ lương thực cho nhau. Có lẽ phải tiếp cận từ góc nhìn như thế thì mới lý giải nổi sự tồn tại trong hàng chục năm của các quán hàng tự giác trên khắp các nẻo đường Tây Bắc. Hay phải chăng, đó là hệ quả của một xã hội chưa biết đến thương nghiệp với vật ngang giá là đồng tiền? Vậy thì ta nên vui hay buồn đây khi mà những quán hàng tự giác như thế ngày nay chỉ còn tìm thấy trong những câu chuyện cổ tích?

Người Thái ngày nay vẫn hiếu khách. Chẳng cần biết lạ hay quen, thân hay sơ, khách đến nhà là được ngủ ở vị trí trang trọng với chăn mới, đệm mới do chính bàn tay khéo léo của các cô gái Thái làm nên. Là con gái Thái thì không được phép ngừng tay làm vải và phải đạt đến độ tinh xảo: "Sấp đôi tay đã thành hoa văn, ngửa bàn tay đã thành hoa lá" (Khuổm mư pên lai, hai mư pên pok). Có lẽ cũng chính vì thế mà người Thái gọi bạn trăm năm là vợ con tay guồng sợi tơ. Gái Thái đẹp nhưng siêng năng, khéo tay nhưng hiền thục. Nhà có khách, các cô gái Thái bẽn lẽn quỳ cả buổi để tiếp rượu. Khách hoặc chủ có lỡ say thì đó cũng là cái sự quá vui mà thôi. Gần đây, một vài người có chê trách tật uống rượu say của người Tây Bắc. 

Thực ra đó không phải là tập quán. Uống rượu thì có, nhưng việc say xỉn thì ngay cả người Thái cũng lên án. Bởi vậy mới có câu: "Uống rượu đừng uống say, say nhiều thành vơ vất người đời cười chê" (Kin lảu nha mau lai, mau lai pên báng pa pươn tay hua nả). Nếu cứ trách như thế thì hoá ra ta đã hiểu nhầm lòng chân thành và hiếu khách của bà con mất rồi.

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số


Thiếu nữ của mỗi dân tộc mang một sắc thái, kiểu trang phục khác nhau làm cho vẻ đẹp của 54 dân tộc anh em thêm đa dạng, cuốn hút.

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Các cô gái người Sán Chay (còn gọi là Cao Lan, Sán Chỉ…). Dân tộc này chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc Bộ, có nhiều ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang.

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Dân tộc Mông có gần 800.000 người, tập trung ở miền núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An. Người Mông có các nhóm khác nhau như Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen).

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Người Pà Thẻn tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang. Người Pà Thẻn thường sống ở ven suối, thung Lũng hoặc triền núi thấp.

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Hai thiếu nữ Dao đỏ trong trang phục sặc sỡ của dân tộc mình. Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang đến một số tỉnh trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình...

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Trang phục của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân...

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Người Lô Lô, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Người Lự còn có tên gọi khác là Lào Lự, Lữ, Nhuôn, Duôn và được xếp vào nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Dân tộc ít người này có khoảng 4.000 người, sinh sống chủ yếu ở một số xã vùng cao thuộc các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Sìn Hồ (Lai Châu).

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Dân tộc Giáy có khoảng 38.000 người, cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ.

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Thiếu nữ Khơ Mú. Dân tộc này sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với khoảng 100.000 người.

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Người Hrê, sống chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm.

Vẻ đẹp thuần khiết của thiếu nữ dân tộc thiểu số

Ngườii Chăm tập trung nhiều ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ như An Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, với khoảng 160.000 người.

Tây Bắc - vẻ đẹp mê hồn

(trangphucbieudiendantoc.tk) Tây Bắc - vẻ mê hồn của miền sơn cước đã lọt vào ống kính Nhiếp ảnh gia người Hà Lan - Mick Palarczyk một cách sống động và rất chân thực .
Em bé ngồi trông mẻ cá phơi khô ở sông Chảy, Yên Bái
Cầu Mây trên sông Mường Hoa
Cầu Mây trên sông Mường Hoa
Những thửa ruộng bậc thang và con sông Mường Hoa ở bản Lao Chải, Sapa
Những thửa ruộng bậc thang và con sông Mường Hoa ở bản Lao Chải, Sapa
Một ngôi làng nhỏ trong thung lũng Mường Hoa, Sapa
Một ngôi làng nhỏ trong thung lũng Mường Hoa, Sapa
Hoa tai của người phụ nữ H’Mông Đen
Hoa tai của người phụ nữ H’Mông Đen
“Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, những người đàn ông H’Mông Đen đang làm ruộng
“Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, những người đàn ông H’Mông Đen đang làm ruộng
Những bé gái H’Mông Đen ở bản Tả Van, Sapa
Những bé gái H’Mông Đen ở bản Tả Van, Sapa
Phụ nữ dao Đỏ ở chợ phiên Sapa
Phụ nữ dao Đỏ ở chợ phiên Sapa
Núi rừng Lai Châu
Núi rừng Lai Châu
Cầu Hang Tôm bắc qua sông Đà ở Lai Châu
Cầu Hang Tôm bắc qua sông Đà ở Lai Châu
Hoa ban, nhà sàn ở thung lũng Nậm Mức – nơi cư trú của người H’Mông
Hoa ban, nhà sàn ở thung lũng Nậm Mức – nơi cư trú của người H’Mông
Bản làng bên sông của người Thái Trắng
Bản làng bên sông của người Thái Trắng
Chọc lỗ tra hạt ở thung lũng Nậm Mức, Lai Châu
Chọc lỗ tra hạt ở thung lũng Nậm Mức, Lai Châu
Gieo trồng
Gieo trồng
Cô gái người H’Mông Trắng tập bắn nỏ ở Tuần Giáo, Điện Biên
Cô gái người H’Mông Trắng tập bắn nỏ ở Tuần Giáo, Điện Biên
Nụ cười bé gái Thái Đen ở Sơn La
Nụ cười bé gái Thái Đen ở Sơn La
Đường làng ở thung lũng Sơn La
Đường làng ở thung lũng Sơn La
Trở tre
Chở tre
Bùa trừ tà gắn trên một cọn nước ở sông Nậm La
Bùa trừ tà gắn trên một cọn nước ở sông Nậm La
Trẻ chăn trâu băng qua sông Nậm La
Trẻ chăn trâu băng qua sông Nậm La
Người Thái Đen đắp đập dẫn nước cho những cọn nước mới ở sông Nậm La
Người Thái Đen đắp đập dẫn nước cho những cọn nước mới ở sông Nậm La
Một cọn nước ở sông Nậm La
Một cọn nước ở sông Nậm La
Tắm suối
Tắm suối
Một bản làng của người Thái Trắng ở Mai Châu
Một bản làng của người Thái Trắng ở Mai Châu
Một nếp nhà của người Thái Trắng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
Một nếp nhà của người Thái Trắng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
Bản Lác ở Mai Châu, Hòa Bình
Bản Lác ở Mai Châu, Hòa Bình
Phụ nữ H’Mông Hoa ở Bắc Hà
Phụ nữ H’Mông Hoa ở Bắc Hà
Chiếc váy thổ cẩm của người phụ nữ H’Mông phơi trên hàng rào
Chiếc váy thổ cẩm của người phụ nữ H’Mông phơi trên hàng rào
Hai cô gái tại chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai
Hai cô gái tại chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai
Phụ nữ người Dao Đen ở Tam Đường
Phụ nữ người Dao Đen ở Tam Đường
Tam Đường, Lai Châu
Tam Đường, Lai Châu
Ông cụ người Thái Trắng
Ông cụ người Thái Trắng
Một gia đình người Dao Đỏ
Một gia đình người Dao Đỏ
Vòng cổ của người Dao Đỏ
Vòng cổ của người Dao Đỏ
Một sạp hàng của người H’Mông Đen tại chợ phiên
Một sạp hàng của người H’Mông Đen tại chợ phiên
Người phụ nữ H’Mông Đen thổi sáo
Người phụ nữ H’Mông Đen thổi sáo

Theo
Mick Palarczyk