Thiếu nữ của
mỗi dân tộc mang một sắc thái, kiểu trang phục khác nhau làm cho vẻ đẹp
của 54 dân tộc anh em thêm đa dạng, cuốn hút.
Các cô gái người Sán Chay (còn gọi là
Cao Lan, Sán Chỉ…). Dân tộc này chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc Bộ, có
nhiều ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang.
Dân tộc Mông có gần 800.000 người, tập trung ở miền núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An. Người Mông có các nhóm khác nhau như Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen).
Người Pà Thẻn tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang. Người Pà Thẻn thường sống ở ven suối, thung Lũng hoặc triền núi thấp.
Hai thiếu nữ Dao đỏ trong trang phục sặc sỡ của dân tộc mình. Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang đến một số tỉnh trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình...
Trang phục của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân...
Người Lô Lô, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.
Người Lự còn có tên gọi khác là Lào Lự, Lữ, Nhuôn, Duôn và được xếp vào nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Dân tộc ít người này có khoảng 4.000 người, sinh sống chủ yếu ở một số xã vùng cao thuộc các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Sìn Hồ (Lai Châu).
Dân tộc Giáy có khoảng 38.000 người, cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ.
Thiếu nữ Khơ Mú. Dân tộc này sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với khoảng 100.000 người.
Người Hrê, sống chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm.
Ngườii Chăm tập trung nhiều ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ như An Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, với khoảng 160.000 người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét