Theo kinh nghiệm truyền miệng từ xưa tới nay, việc thường xuyên vuốt mũi trẻ sẽ giúp bé có được chiếc mũi thon gọn và cao hơn sau này. Vậy vuốt mũi có cao lên không? Đây là một kinh nghiệm nâng mũi cao quý báu hay là một sai lầm phản khoa học? Hãy cùng chúng tôi phân tích.
Trên các diễn đàn nổi tiếng như webtretho, mẹ và bé,.. topic về vuốt mũi có cao lên không? nhận được rất nhiều phản hồi của mọi người:
– “Vuốt mũi chắc chắn cao hơn, nhà mình tất cả chị em đều mũi tẹt, riêng đứa em út từ khi sinh ra được mẹ chăm vuốt nên giờ mũi cao như tây, nhìn khuôn mặt sáng khác hẳn”.
– “Vuốt mũi chỉ có tác động tới 2 bên cánh mũi và giúp mũi thon gọn thôi chứ không cao hơn”
– “Vuốt mũi không hề giúp mũi cao hơn mà còn làm tổn thương tới mũi và hệ hô hấp của bé”
Rất nhiều ý kiến đối lập nhau, tất cả đều được minh chứng từ những trường hợp thực tế.
Vậy còn từ góc nhìn của khoa học sửa mũi thì sao? Hãy nghe chuyên gia giải thích vuốt mũi có cao lên không?
Theo khoa học: Vuốt mũi không có tác dụng làm cao mũi
Hình dáng mũi của mỗi người (cao hay thấp) là do di truyền nên không thể thay đổi bằng các phương pháp tác động từ bên ngoài như kẹp hay vuốt mũi.
Đối với trẻ nhỏ, nếu thường xuyên tác động đến mũi trẻ sẽ gây tổn thương cho niêm mạc và các vi mạch máu trong mũi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của mũi, khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp.
Phải sau 25 tuổi, xương sống mũi mới phát triển hoàn thiện và mũi mới có được hình dáng cố định. Vì thế các bậc cha mẹ không nên quá sốt ruột làm mũi cao khi thấy mũi con mình không cao, đẹp như mong muốn mà tìm mọi cách để tác động sẽ gây hậu quả không đáng có.
Vuốt mũi có cao lên không? Bạn sẽ lựa chọn nhìn theo khoa học hay kinh nghiệm thực tế truyền lại, quyết định là do bạn, tuy nhiên mọi việc cũng hãy thuận theo những gì tự nhiên vốn có, đừng can thiệp quá thô bạo sẽ gây hậu quả đáng tiếc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét